Vì sao giá USD tăng mạnh trong thời gian dài tuy nhiên thị trường giao dịch ngoại tệ vẫn khá im ắng. Thực tế, có một số trader đã tranh thủ cơ hội này để bán đồng bạc xanh hoặc đưa vốn vào sản xuất để tối ưu hoá lợi nhuận. Trong bài viết này, brokervn sẽ cùng bạn phân tích về lý do giá USD tăng cùng sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế.

Vì sao giá USD tăng mạnh?

Nguyên nhân tỷ giá USD tăng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, cụ thể có hai lý do chính khiến giá tăng:

Một là việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ từ tháng 3 năm 2022. Tuần trước, FED đã nâng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm – mức điều chỉnh tăng lớn nhất trong 22 năm và hiện các nhà đầu tư vẫn tiếp tục theo dõi sát động thái của Fed. 

vì sao giá USD tăng mạnh

Yếu tố thứ hai là hiệu ứng “trú ẩn an toàn” khi các nhà đầu tư đổ xô mua đồng đô la, điều thường thấy trong thời điểm chính trị bất ổn.

Cam kết của Fed trong việc chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất cũng có thể thúc đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc. Các nhà đầu tư tin rằng tổ chức tài chính này sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm ít nhất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tháng 6 và việc tăng lãi suất có thể kéo dài đến cuối năm nay.

Thực trạng sức mạnh của đồng đô la Mỹ tại Việt Nam

Thực tế sáng 24/8, các nhà kinh doanh ngoại hối tự do tại TP.HCM báo giá 1 USD mua vào là 24.080 đồng, bán ra là 24.110 đồng, giảm khoảng 60 đồng so với chiều qua. Tuy nhiên, so với cuối tuần trước, giá USD trên thị trường tự do cũng đã tăng đáng kể.

Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá VND / USD cũng chững lại. Trong đó, Vietcombank niêm yết mua vào 23.290 đồng / USD, bán ra 23.570 đồng / USD; Ngân hàng Eximbank mua vào 23.330 đồng / USD, bán ra 23.540 đồng / USD, ổn định so với ngày hôm qua.

Các ngân hàng khác mua bán USD chênh lệch với Eximbank và Vietcombank quanh mức 20 – 30 đồng / USD. Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm là 23.232 đồng / USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm trước ở mức 23.237 đồng / USD.

suc manh cua dong do la My tai Viet Nam

Lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cho biết, tỷ giá VND / USD những ngày gần đây biến động mạnh do USD trên thị trường quốc tế lần thứ hai tăng lên mức cao nhất trong 20 năm. 

Điều này khiến các đồng tiền mạnh khác như Yên (Nhật), Bảng Anh, Đô la Canada (CAD) … giảm giá mạnh, đặc biệt đồng tiền chung châu Âu (euro) có lúc 1 euro đổi 0,992 USD ở Việt Nam.

Tuy nhiên, từ sáng nay 24/8, giới đầu tư tài chính quốc tế có phong trào chốt lời USD nên giá trị đồng tiền này nguội đi, 1 euro bằng 1 USD. Từ đó đến nay, tỷ giá VND / USD tại các ngân hàng thương mại không ngừng tăng, trong khi cung cầu ngoại tệ không bị mất cân đối.

Trên thị trường tự do, mặc dù giá tăng nóng trong những ngày gần đây nhưng một số nhà kinh doanh ngoại tệ cho biết thị trường khá trầm lắng. Một số cá nhân đã lợi dụng việc bán “đồng bạc xanh” để tiêu xài, bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh. 

Một số khác không muốn bỏ vốn bằng USD vì lợi nhuận thấp hơn so với nắm giữ VND. Chẳng hạn, từ đầu năm 2022 đến nay, giá USD tự do chỉ tăng khoảng 2,5%, trong khi tiền gửi tiết kiệm bằng VND lãi hơn 3%.

USD tăng giá gây ảnh hưởng gì đến nền kinh tế thế giới?

Nước Mỹ được gì và mất gì?

Giá tăng có thể khiến trái phiếu của Mỹ trở nên hấp dẫn hơn so với trái phiếu có lợi suất thấp hơn từ các nước như Đức, Nhật Bản và Trung Quốc, vốn đang giãn ra hơn là thắt chặt. Hiện tại, chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác là khá lớn. 

Cụ thể, trái phiếu Mỹ khoảng 3,1%, còn Đức khoảng 1,1%, Nhật Bản chưa đến 0,25%. Ngay cả lợi suất trái phiếu của Trung Quốc, vốn cao hơn của Hoa Kỳ, hiện đã giảm xuống mức thấp hơn.

nuoc My duoc gi va mat

USD càng có giá khiến hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Các công ty toàn cầu của Mỹ cũng đang gặp khó khăn. Luca Maestri, Giám đốc tài chính của Apple, dự đoán rằng đồng đô la mạnh hơn sẽ khiến tăng trưởng hàng năm của công ty mất khoảng 3%. 

Tương tự, Giám đốc tài chính P&G Andre Schulten cho biết khoản lỗ từ USD có thể là “300 triệu USD sau thuế thu nhập trong năm tài chính này.”

Về phía Mỹ, người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi không phải lo lắng về lạm phát, bởi Mỹ có kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào tiêu dùng. 

Lisa Shalett, giám đốc đầu tư của Morgan Stanley Wealth Management, cho biết sự tăng giá của đồng đô la đã giảm thiểu một số tác động lạm phát ở Hoa Kỳ đối với các mặt hàng tăng giá mạnh như dầu, được định giá bằng đô la.

Nguy cơ đối với thị trường mới nổi

David Rosenberg, nhà kinh tế trưởng tại Rosenberg Research ở Toronto, cảnh báo rằng bằng cách tăng mạnh lãi suất bằng đồng đô la Mỹ để kiềm chế lạm phát, Fed có thể đẩy kinh tế vào suy thoái. 

Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cũng cảnh báo hiệu ứng “lan tỏa” từ việc Fed tăng lãi suất có thể gây ra biến động trên các thị trường tài chính, đặc biệt là các thị trường mới nổi. 

Theo phân tích của Công ty Neuberger Berman, đến giữa năm 2020, tỷ lệ vỡ nợ của các thị trường mới nổi đạt 7,8%, mức chưa từng thấy kể từ năm 2001.

Hầu hết các thị trường mới nổi chủ yếu dựa vào dòng vốn đầu tư nước ngoài từ Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển khác. Dòng tiền này đã giúp phát triển các doanh nghiệp và kinh tế của các nước mới nổi. 

Tiền mặt giúp bù đắp các khoản thâm hụt tài chính hoặc tài khoản vãng lai của họ. Nhưng sự gia tăng của đồng đô la sẽ đảo ngược dòng vốn, dẫn đến dòng chảy ra khỏi các thị trường này. Đồng USD mạnh làm giảm khả năng chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư đối với các thị trường mới nổi.

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), khoảng 4 tỷ USD đã bị rút khỏi thị trường chứng khoán của các nền kinh tế mới nổi trong tháng 4 năm 2022. Đồng tiền của các thị trường này cũng giảm và trái phiếu châu Á mới nổi cũng mất giá 7% trong năm nay. 

Giải thích về điều này, Clay Lowery, cựu trợ lý Bộ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế, cho rằng Hoa Kỳ luôn là nơi trú ẩn an toàn. Khi lãi suất tăng, dòng vốn chảy vào thị trường này thậm chí còn nhiều hơn, và điều đó có thể gây tổn hại cho các thị trường mới nổi.

Chuyên gia kinh tế thế giới Tuuli McCully – trưởng bộ phận kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tại Scotiabank cho biết: “Tốc độ tăng lãi suất nhanh chóng của Fed sẽ ảnh hưởng đến nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, tạo ra một cuộc suy thoái hiện tại. 

Dòng vốn và tiền tệ suy yếu ở các nền kinh tế này.” Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy đồng USD tăng 1 điểm phần trăm có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế thị trường mới nổi hơn 0,3%. Điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu.

USD tăng giá cũng làm tăng chi phí nợ USD. Các chính phủ, tập đoàn và ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi đã khai thác các khoản vay USD chi phí thấp để củng cố tài chính của họ. Giờ đây, việc trả nợ bằng USD đã trở nên khó khăn hơn.

Chiến tranh tiền tệ đảo ngược

Đồng bảng Anh hiện tại đang giảm đến mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây, đồng franc Thuỵ Sỹ giảm ngang bằng với đồng USD thời điểm 2019, đồng yên cũng chạm mức thấp nhất trong 2 thập kỷ trở lại đây. Vì thế, sự tăng giá của đồng USD khiến sự dấy lên của thời kỳ chiến tranh tiền tệ đảo ngược thời đại mới.

Hy vọng với bài viết vì sao giá USD tăng mạnh của brokervn sẽ giúp bạn hiểu hơn về thị trường ngoại tệ tại nước ta. Nếu bạn có ý định giao dịch đồng tiền dollar, euro hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.