Chỉ báo Accumulation/Distribution (đường tích lũy/phân phối A/D) là một dạng biến thể của chỉ báo OBV. Đây là chỉ báo khối lượng hỗ trợ các trader theo dõi sự dịch chuyển dòng tiền trên thị trường Forex, chứng khoán,… Vậy Accumulation/Distribution indicator là gì? Cách sử dụng chỉ báo này trong giao dịch Forex để sinh lời tốt nhất? Hãy cùng Brokervn tìm hiểu nhé!

Thư ngỏ

Ngày nay có thể nói Forex chưa bao giờ phát triển lớn mạnh và vượt bậc như hiện nay. Bạn có thể thấy mỗi ngày trên thị trường đều có thêm sàn Forex được ra đời.

Sự cạnh tranh giữa các sàn Forex ngày càng lớn nhằm mang tới chất lượng dịch vụ tốt nhất cho nhà đầu tư, mà còn giúp trader có thêm nhiều cơ hội lựa chọn, cũng như hưởng các ưu đãi hấp dẫn từ các sàn giao dịch.

Bởi vì ngày càng có nhiều sàn giao dịch Forex, sẽ khiến các bạn vô cùng hoang mang về việc sẽ chọn sàn Forex nào để giao dịch và an toàn cho tiền đầu tư của của mình. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với trình độ cao đã kiểm chứng hầu như hết tất cả sàn giao dịch.

Brokervn luôn mong muốn các nhà đầu tư sẽ có những ưu đãi và trải nghiệm tốt nhất về việc chọn một sàn giao dịch để yên tâm đầu tư mà không phải lo lắng hay băn khoăn về chất lượng cũng như uy tín của các sàn Forex. Chúng tôi xin phép gợi ý cho các bạn một vài sàn giao dịch được nhiều lời đánh giá và phản hồi tích cực từ khách hàng, cũng như có những ưu đãi dành cho trader một cách tốt nhất.

Brokervn – Blog chia sẻ kiến thức Forex và kinh nghiệm đầu tư dành cho trader

Tham khảo thêm một vài sàn giao dịch Forex uy tín nhất hiện nay :

  • Top 13 sàn forex uy tín
  • Sàn XTB
  • Sàn Exness
  • Sàn XM

Chỉ báo Accumulation/Distribution là gì?

Accumulation/Distribution la gi

Accumulation Distribution (A/D) đơn giản có nghĩa là phân phối và tích lũy. Do đó, chỉ báo A/D là một công cụ hữu ích để nhà đầu tư xác định sự phân bổ và tích lũy khối lượng giao dịch, trong đó:

  • Khối lượng giao dịch là tình trạng thị trường mà giá đóng cửa hiện tại cao hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.
  • Khối lượng được coi là phân phối thị trường khi giá đóng cửa hiện tại thấp hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.

Các nhà đầu tư sử dụng chỉ báo này để xác định biến động giá bằng cách đo lường khối lượng giao dịch trên thị trường, cụ thể:

  • Khi khối lượng giao dịch phân phối tức là thị trường sẽ hạ giá và thu mua.
  • Ngược lại, nếu khối lượng giao dịch tích lũy khi “cá mập” đẩy giá lên để bán ra. Khối lượng càng cao thì hệ số A/D càng lớn chứng tỏ biến động giá càng cao.

Ý nghĩa của chỉ báo A/D là gì?

Xác định hành vi, tâm lý giao dịch

Đường chỉ báo A/D phản ánh dòng tiền vào và ra khỏi thị trường. Kết hợp giá và khối lượng, đường A/D cung cấp nhiều xác nhận đáng tin cậy để đánh giá hành vi và tâm lý của nhà giao dịch.

Xác định xu hướng giá

  • Xu hướng tăng được xác nhận khi chỉ số tăng đi kèm với sự gia tăng giá và khối lượng giao dịch cao.
  • Xu hướng giảm được xác nhận khi chỉ số giảm cùng giá và khối lượng giao dịch nhỏ dần.

Xác định xu hướng đảo chiều

Dựa trên mức độ tăng của đường chỉ báo A/D và sự phân kỳ âm và dương, nhà đầu tư có thể đưa ra kết luận khá chắc chắn về xu hướng và khả năng đảo chiều giá trong tương lai.

  • Phân kỳ dương: Nếu giá giảm trong khi đường Accumulation/Distribution indicator đang tăng, điều đó có nghĩa là thị trường hiện đang có áp lực mua và giá của cặp ngoại hối đang tăng.
  • Phân kỳ âm: Nếu giá đang trong xu hướng tăng khi đường Accumulation/Distribution indicator đang giảm, tín hiệu này cho thấy có áp lực bán trên thị trường và giá có khả năng quay đầu đi xuống.

Công thức tính Accumulation/Distribution indicator

Để hiểu rõ hơn về bản chất của chỉ báo Accumulation/Distribution, nhà đầu tư cũng nên hiểu các công thức và cách tính như sau:

cong thuc tinh chi bao Accumulation/Distribution

Trong đó:

  • Pclose: Giá đóng cửa
  • Pmin: Giá thấp nhất trong phiên
  • Pmax: Giá cao nhất trong phiên
  • V: Khối lượng giao dịch
  • A/D : Khối lượng dòng tiền luân chuyển.

Công dụng chính của Chỉ báo Tích lũy/Phân phối là để đo lường sự khác biệt giữa chuyển động giá và khối lượng giao dịch. Nhìn vào công thức, chúng ta có thể thấy rằng giá trị khối lượng hàng ngày được cộng hoặc trừ từ giá trị tích lũy hiện tại của chỉ báo A/D.

  • Mức tăng thêm khi giá đóng cửa càng gần với mức cao của phiên giao dịch.
  • Ngược lại, giá đóng cửa càng gần mức thấp của phiên thì khoản khấu trừ càng lớn.
  • Nếu giá đóng cửa nằm trong mức trung bình của giá cao và giá thấp, các thông số của chỉ báo A/D không thay đổi.

Cách sử dụng chỉ báo Accumulation/Distribution

Củng cố trạng thái xu hướng giá

  • Các thông số của chỉ báo Accumulation/Distribution càng cao thì trạng thái tích lũy (mua) càng cao, dẫn đến xu hướng tăng giá. Lúc này, nhà đầu tư có thể cân nhắc đặt lệnh mua.
cach su dung chi bao Accumulation/Distribution anh 1
  • Trái ngược với chỉ báo giảm, sự phân phối (bán) lớn hơn và giá đang có xu hướng giảm. Các nhà đầu tư có thể nhập lệnh bán.
cach su dung chi bao Accumulation/Distribution anh 2

Xác định biến động giá

Sự phân kỳ của chỉ báo A/D cho thấy một sự chuyển động lớn trong tương lai gần như sau:

  • Sự phân kỳ âm xảy ra khi giá đang trong xu hướng tăng. Đây là tín hiệu cho thấy giá có khả năng đảo chiều. Ngược lại, sự phân kỳ âm hình thành khi giá đang trong xu hướng giảm là một tín hiệu chắc chắn rằng giá đang đi xuống. Nói cách khác, giá sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại. Trong cả hai trường hợp, nhà đầu tư có thể nhập lệnh bán.
cach su dung chi bao Accumulation/Distribution anh 3
  • Biểu đồ cho thấy sự phân kỳ dương khi giá đang giảm cho thấy khả năng cao xảy ra sự đảo chiều của giá. Sự phân kỳ dương xảy ra khi giá đang tăng, cho thấy sự tiếp tục của xu hướng giá trong tương lai gần. Nhà đầu tư có thể nhập lệnh mua.
cach su dung chi bao Accumulation/Distribution anh 4

Một số câu hỏi thường gặp

Điểm khác biệt của chỉ báo A/D và chỉ báo OBV là gì?

diem khac biet giua chi bao a/d va obv

Bạn đã biết rằng cả hai đều là các chỉ báo về khối lượng và giá tích lũy hoặc sức mua, nhưng có một số khác biệt cần lưu ý. Chỉ báo OBV (On Balance Volume) chủ yếu so sánh giá đóng cửa hiện tại cao hơn hoặc thấp hơn giá đóng cửa trước đó.

  • Nếu giá đóng cửa cao hơn, khối lượng giao dịch cho khoảng thời gian đó sẽ được thêm vào. 
  • Nếu giá đóng cửa thấp, khối lượng giao dịch trong khoảng thời gian đó sẽ giảm.

Mặt khác, chỉ báo A/D không tính đến giá đóng cửa trước đó và sử dụng hệ số nhân dựa trên vị thế giá đóng cửa trong khoảng thời gian được xem xét. Do đó, mỗi chỉ báo có thể sử dụng các công thức khác nhau và cung cấp thông tin khác nhau cho các nhà giao dịch.

Hạn chế của chỉ báo Accumulation/Distribution

Chỉ báo Accumulation/Distribution không xem xét các giá đóng cửa trước đó và chỉ tập trung vào phạm vi hiện tại. Do đó, nó có thể có một số nhược điểm. Các chỉ báo có trách nhiệm theo dõi sự phân kỳ, nhưng sự phân kỳ có thể xảy ra trong một khoảng thời gian dài và sự phân kỳ hơn nữa giữa giá và chỉ báo có thể không cung cấp dự đoán đảo chiều chính xác.

Do đó, các nhà giao dịch nên sử dụng Chỉ báo Phân phối/Tích lũy và kết hợp với các chỉ báo khác như hành động giá, các mẫu giá và phân tích cơ bản,… để thấy được bức tranh toàn cảnh hơn về thị trường.

Kết luận

Tóm lại, chỉ báo Accumulation/Distribution là một công cụ giúp nhà đầu tư xác định áp lực mua và bán trên thị trường và tìm ra các điểm đảo chiều xu hướng đáng tin cậy. Tuy nhiên, như Brokervn đã đề cập trong suốt bài đọc, tốt hơn hết các nhà giao dịch không nên “dựa dẫm” vào một chỉ báo duy nhất nếu họ không muốn tài khoản của mình “bốc hơi” quá nhanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *